Thêm đối tượng được miễn học phí
Băn khoăn miễn học phí THCS
TP.HCM dự kiến miễn học phí bậc THCS từ tháng 1/2019
Ngày 24/10, Sở Tài chính TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM liên quan tới việc miễn học phí cho học sinh TP.HCM.
Sở Tài chính cho hay, ngày 23/8 văn phòng UBND có công văn về nghiên cứu, đề xuất phương án miễn học phí bậc THCS theo chỉ đạo của Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân tại công văn 9132 của văn phòng Thành ủy, về tham mưu trình trung ương xem xét cho phép TP.HCM thực hiện chính sách miễn học phí THCS tại các trường công lập TP.HCM.
![]() |
Ngày 28/8 liên Sở Tài chính và Sở GD-ĐT đã có công văn tham ưu UBND kiến nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ về chính sách miễn học phí THCS tại các trường công lập của thành phố. Ngày 12/9 UBND TP.HCM đã có công văn về xin chủ trương miễn học phí cho học sinh bậc THCS gửi lên Bộ Tài chính. Ngày 10/10, Bộ Tài chính đã có công văn về kiến nghị của UBND TP.HCM.
Theo đó, Bộ Tài chính cho rằng, việc miễn học phí cho học sinh THCS tại các trường công lập ở TP HCM thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Việc quy định học sinh không đóng học phí được quy định trong Luật Giáo dục cũng thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Do TP.HCM là địa phương có thu nhập bình quân đầu người thuộc diện cao trong cả nước nên mức đóng học phí 85.000-100.000 đồng mỗi tháng không phải là quá lớn, tạo gánh nặng cho phụ huynh. Việc miễn giảm học phí THCS sẽ tạo sự không thống nhất giữa các gia đình có con theo học bậc THCS trên địa bàn thành phố và các địa phương liên quan.
Bộ Tài chính đề nghị UBND TP.HCM xin ý kiến Bộ này và Bộ GD-ĐT trước khi trình HĐND TP.HCM ban hành theo chính sách mở rộng đối tượng học sinh THCS tại các trường công lập để được trợ cấp nguồn ngân sách thành phố, đóng học phí theo quy định.
Lê Huyền
" alt=""/>Bộ Tài chính bác chính sách miễn học phí của TP.HCMVượt qua khó khăn
Nói về câu chuyện bắt đầu bén duyên với tình nguyện, thầy Thành tâm sự: “Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo nên hiểu được những người khó khăn người ta cần giúp đỡ như thế nào, tôi quyết tâm hỗ trợ càng nhiều càng tốt những trường hợp như thế này.”
Người cha của thầy bị tật một chân, người mẹ gồng gánh nuôi chồng cùng bà ngoại và 4 người con đang tuổi ăn, tuổi học.
Năm 1999, sau khi đậu đại học với hai trường sư phạm và hóa dầu, thầy dự định ở nhà thêm một vài năm để chờ người anh trai ra trường. Nhờ sự giúp đỡ của VTV3 với học bổng nghèo vượt khó, thầy có tiền lên đường vào Huế viếp tiếp giấc mơ của mình.
Sau khi ra trường, thầy lên vùng cao tỉnh Quảng Trị công tác tại trường THPT Hướng Hóa. Ở đây, con đường tình nguyện của thầy bắt đầu nhen nhóm…
Chia sẻ là niềm vui
Năm 2015, sau khi cùng với một nhóm sinh viên từ Huế ra tổ chức chương trình từ thiện tại huyện Hướng Hóa, kể từ đây, thầy đã thành lập nhóm “Thiện nguyện Khe Sanh” với nhiều bạn trẻ muốn làm từ thiện trên địa bản tỉnh Quảng Trị.
Đầu tiên với những bước đi đơn giản, hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, dần dần các chương trình lớn được thầy kêu gọi ủng hộ với con số lên đến hàng chục triệu đồng mỗi đợt.
“Việc làm của nhóm được các nhà tài trợ đánh tin tưởng nên mỗi chương trình công tác kêu gọi ủng hộ không quá khó khăn. Điều quan trọng nhất đó là sự tâm huyết và minh bạch tạo sự lòng tin rất lớn cho chính người tài trợ”, Thầy Thành chia sẻ.
Thầy cho biết, từ khi thành lập nhóm đến nay, thầy và nhóm đã làm hàng trăm chương trình thiện nguyện trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị, với nhiều địa điểm vùng sâu, vùng xa giúp làm đường, làm nhà, làm sân trường, trao quà, áo ấm...
Thầy còn lặn lội đến từng nhà em học sinh, thăm hỏi phụ huynh sớm vượt qua khó khăn để phát triển kinh tế nuôi dạy con cái.
Tại fanpage “Cộng đồng Tình nguyện Việt Nam” có tổng hợp quá trình hoạt động của thầy, từ 7/7 đến nay thầy và nhóm đã tổ chức đến 28 chương trình với tổng số tiền kêu gọi lên đến hơn 800 triệu đồng.
Vỏn vẹn chưa đầy 6 tháng, một người thầy kêu gọi hỗ trợ được số tiền rất lớn để ủng hộ các gia đình vượt qua hoàn cảnh khó khăn như vậy là một điều rất khó.
Có nhiều chương trình diễn ra liên tục trong nhiều ngày, một trong những chương trình thầy tâm đắc nhất là kêu gọi ủng hộ làm 6km đường thôn Xa Rường, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa, con đường đã giúp cho bà con thôn bản giải quyết rất lớn giao thông đi lại.
Với thầy, mỗi chương trình là một kỷ niệm riêng biệt, mỗi ký ức riêng trong ngăn trí nhớ. Nhưng có lẽ kỷ niệm nhớ nhất là tại thôn Ho Le, xã Húc, huyện Hướng Hóa năm 2017: “Năm đó chương trình phát quà và nấu bún, có nhiều trẻ em lần đầu tiên biết đến bún là gì. Có một cậu bé khoảng 6 tuổi ăn đến 6 tô bún trong chương trình. Cũng tại lần đó, rất nhiều đứa trẻ hoàn toàn xa lạ với hộp sữa cầm trên tay mà không biết phải uống như thế nào.”
Thầy Thành tiếp lời:“Cuộc đời của mình đã nhận được sự giúp đỡ của xã hội rất nhiều, đây là lúc mình đáp trả lại điều đó.”
Động lực lớn nhất với thầy đó là việc được sự ủng hộ của người vợ của mình, cô cũng là giáo viên của trường và cũng một người sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn nên rất hiểu và động viên thầy trong mọi hoàn cảnh.
Về khó khăn hiện tại đó là việc sắp xếp thời gian cân đối để thực hiện chương trình. Bên cạnh đó, mong muốn được xây dựng một mái ấm tình thương, một nơi quy tụ những mãnh đời bất hạnh, cho những số phận không được may mắn cũng được thầy ấp ủ.
Người thầy của nhiều thế hệ học sinh
Nhắc đến thầy Thành là nhắc đến một người thầy tâm lý, luôn giúp đỡ, về đến nhà những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ về vật chất, tinh thần và học tập.
Thầy còn là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thầy hướng dẫn học sinh nhiều đề tài nghiên cứu khoa học,rất nhiều thế hệ học trò của thầy cho biết, thầy giảng dạy rất nhiệt tình trên lớp, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi…
Đặc biệt hơn, tháng 11 vừa qua thầy là một trong 2 nhà giáo của tỉnh Quảng Trị được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tuyên dương tại lễ tôn vinh “Nhà giáo của năm 2019”.
Cô Nguyễn Thanh Nga, Hiệu trưởng trường THPT Hướng Hóa cho biết: “Tôi rất vui mừng và tự hào khi giáo viên của nhà trường có những việc làm đặc biệt ý nghĩa như vậy. Giáo viên thời hiện đại không những chuẩn về kiến thức mà còn chuẩn về đạo đức và kỹ năng.Chúng tôi mong muốn sẽ có nhiều giáo viên mẫu mực như thầy Thành để học sinh khó khăn ở huyện miền núi Hướng Hóa được tiếp sức đến trường, thực hiện ước mơ của mình.”
Công Sáng
- Nhận thấy tình trạng học sinh đăng ký nguyện vọng lớp 10 rườm rà, cô Lưu Thị Kim Thúy, Phó hiệu trưởng Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Tân Bình đã đưa ra phương án cho học sinh đăng lý lớp 10 trực tuyến.
" alt=""/>Thầy giáo dành cả thanh xuân ‘làm đường, làm nhà, làm sân trường’ cho trò vùng khóThương vụ nằm trong chiến lược lớn hơn của công ty nhằm chuyển hướng tập trung từ thị trường LCD sang OLED, cải thiện sức cạnh tranh và xây dựng nền tảng lợi nhuận bền vững. Như vậy, LG Display sẽ không còn sản xuất tấm nền LCD tại Trung Quốc mà chỉ sản xuất tấm nền OLED cỡ lớn ở đây.
TheoKed Global,nó cũng đồng nghĩa công ty Hàn Quốc rút lui hoàn toàn khỏi thị trường tấm nền LCD cỡ lớn. Vào cuối năm 2022, hãng ngừng sản xuất tấm nền LCD cho TV tại quê nhà.
LG Display thu hẹp quy mô kinh doanh tấm nền LCD cỡ lớn trước áp lực từ các đối thủ Trung Quốc. Vài năm gần đây, công ty chuyển sang kinh doanh tấm nền OLED lợi nhuận cao hơn. Theo các nhà phân tích, việc bán nhà máy sẽ giúp cho tình hình tài chính của hãng sau vài quý thua lỗ năm ngoái.
Ked Global nhận định, theo sau thương vụ, thị trường tấm nền TV nói chung sẽ dịch chuyển từ LCD sang OLED. LG Display có kế hoạch củng cố vai trò lãnh đạo trong thị trường TV cao cấp thông qua mở rộng dòng sản phẩm tấm nền OLED cỡ lớn đắt tiền, tạo sự khác biệt so với đối thủ. Hãng cũng nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm chi phí vật liệu thô để bảo đảm biên lợi nhuận cao hơn.
Nhu cầu đối với TV OLED cỡ lớn đã hồi phục từ đầu năm nay, hỗ trợ đắc lực cho kế hoạch của LG Display. Trong khi đó, tại thị trường tấm nền OLED cỡ nhỏ và trung bình, hãng sẽ tận dụng năng lực sản xuất để gia tăng thị phần trong phân khúc cao cấp.
Dù không còn sản xuất tấm nền LCD cỡ lớn, LG Display vẫn tiếp tục kinh doanh tấm nền LCD cao cấp cho lĩnh vực CNTT và xe hơi.
(Theo Yonhap, Ked Global)
" alt=""/>LG Display bán nhà máy tại Trung Quốc cho một công ty con của TCL